Tuxury's Blog











Những người có niềm đam mê triệu phú với trang sức quý giá thì hẳn không ai không biết đến những nhãn hiệu nổi tiếng thế giới về trang sức quý như Van Cleef & Arpels và Tiffany & Co.

Dù cho bao thăng trầm thay đổi, nhưng những sản phẩm của hai thương hiệu này vẫn là niềm tự hào của những ai sở hữu nó.

Van Cleef & Arpels

crown van cleef


Nhắc đến thương hiệu Van Cleef & Arpels, những người am hiểu đá quý trên thế giới sẽ nhớ ngay tới chiếc vương miện của công chúa Grace Kelly, vương quốc Monaco đội đầu trong ngày cưới của cô con gái, công chúa Caroline năm 1978. Chiếc vương miện 3 tầng làm bằng kim cương này đã thực sự gây ấn tương mạnh cho những người am hiểu nhất.

Van Cleef 6

Một thương hiệu có lịch sử 102 năm với rất nhiều câu chuyện thực hư xung quanh nó, Van Cleef & Arpels đủ để đảm bảo chắc chắn rằng, đẳng cấp nằm ở cái tên mà bạn đang sở hữu. Hiện nay, ở địa chỉ 22 Place Vendome, Paris, Pháp vẫn lưu giữ một cửa hàng nhỏ, nơi nhãn hiệu Van Cleef & Arpels ra đời và từng bước chinh phục thế giới.

Van Cleef 7

Trải qua bao thập kỷ, giờ đây Van Cleef & Arpels đã trở thành biểu tượng của sự xa hoa và phong cách. Đó là lý do tại sao, những ông hoàng bà chúa, các ngôi sau điện ảnh, những nhân vật tiếng tăm trên thế giới như Jacqueline Kennedy-Onassis, Maria Callas, Julia Roberts, Reese Witherspoon, Scarlett Johanssen… đều chọn nhãn hiệu này để gửi gắm thông điệp về thời trang và sự giàu có.

Khi công chúa Grace cưới hoàng tử Rainier của công quốc Monaco năm 1956, công chúa đã nhận được một bộ nữ trang bao gồm chuỗi vòng cổ, vòng đeo tay và hoa tai bằng kim cương và ngọc trai quý giá được sản xuất bởi thương hiệu Van Cleef & Arpels. Điều đó chứng tỏ, nữ trang Van Cleef & Arpels đã có một đẳng cấp nhất định, có thể làm sứ giả đại diện cho một mục đích cao cả – tình yêu và mối quan hệ giao hảo thân tình giữa hai quốc gia.

Tiffany & Co.

tiffany-bird-on-a-rock


Bird on a Rock“ (Chú chim trên hòn đá) đã trở thành biểu tượng của trang sức đá quý Tiffany. Được thành lập từ năm 1837 ở New York, Tiffany đem lại cho mọi người sự trẻ trung, quyến rũ và đầy lãng mạn. Giá trị của những viên đá quý mang thương hiệu Tiffany không chỉ nằm ở bản chất của chất liệu, mà còn nằm ở giá trị nghệ thuật mà nó mang lại. Hẳn những ai đam mê nghệ thuật thứ 7 vẫn còn nhớ bộ phim gây dấu ấn vượt thời gian của Hollywood do nữ diễn viên xinh đẹp Audrey Hepburn thủ vai chính, Breakfast at Tiffany’s. Được sản xuất năm 1961dựa trên tiểu thuyết của nhà văn Truman Capote, Breakfast at Tiffany không chỉ tạo được những giá trị nghệ thuật của điện ảnh, mà còn tạo nên một giá trị văn hóa – cặp uyên ương nào trên thế giới cũng muốn một lần được tặng một chính nhẫn đính hôn hiệu Tiffany.

5


Với Tiffany, mỗi sản phẩm là một mặt hàng độc nhất vô nhị trên thế giới, là sự kết hợp hài hòa giữa ý tưởng và tính mỹ thuật. Chẳng thế mà, khách hàng của Tiffany là Phu nhân đầu tiên của tổng thống Mỹ Mary Todd Lincoln, vợ của Hoàng đế Pháp Napoleon Bonaparte, Empress Eugenie.

Biểu tượng của Tiffany, “Bird on a Rock” là sự kết tinh của các nhà thiết kế nữ trang Elsa Peretti, Paloma Picasso (cháu gái của danh họa Pablo Picasso) và kiến trúc sư Frank Gehry. Những ai được một lần tận mắt ngắm nhìn tác phẩm mới thấy hết độ tinh xảo và đẹp diệu kỳ từ viên kim cương màu vàng chanh đầy quyến rũ và chú chim được tạo ra từ kim cương và vàng như một điểm nhấn để viên kim cương trở nên lung linh, hoàn hảo hơn



{Tháng Bảy 14, 2009}   Bí ẩn thương hiệu BVLGARI

Khởi đầu với tên gọi Bulgari, nhưng hiện nay cả hai cách viết Bulgari và Bvlgari đều được dùng để nói đến hãng thời trang cao cấp Italy nổi tiếng với đồ trang sức, phụ kiện thời trang, nước hoa, đồng hồ, kính mắt…

Người sáng lập thương hiệu này là Sotirios Bulgaris (gốc Hy Lạp), một người từng kiếm sống bằng nghề chế tác đồ trang sức bằng bạc quý hiếm. Năm 1881, ông chuyển từ Hy Lạp tới Italy sinh sống và năm 1884, mở cửa hàng đầu tiên ở Sistina, ngay thủ đô Rome. Năm 1905, với sự giúp đỡ của hai người con trai Giorgio và Costantino, ông khai tương cửa hàng tại Condotti, và hiện nay nơi này vẫn còn là trụ sở của hãng. Trong những năm đầu của thế kỷ 20, hai người con của ông tiếp tục phát triển thương hiệu mà bố để lại và ngày càng thành thạo trong lĩnh vực chế tác đá quý…

Ông Sotirios Bulgaris, người sáng lập ra Bulgari.

Các cửa hàng ở nước ngoài của Bulgari được mở vào năm 1970 tại một loạt thành phố như New York, Paris, Geneve và Monte Carlo. Hiện Công ty mẹ của Bulgari điều hành 50 công ty khác nhau trên 24 quốc gia. Có 236 cửa hàng của hãng được đặt tại hầu hết những trung tâm mua sắm sang trọng nhất trên khắp thế giới. Công ty thực hiện việc mua bán thông qua các kênh phân phối quốc tế, với những yêu cầu rất khắt khe. Ngoài ra, còn có những kênh phân phối nội địa ở một số nước. Khách du lịch có thể mua hàng lẻ.

Bulgari toàn cầu hiện có gần 3.700 nhân viên, với 43 quốc tịch khác nhau, sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức, trong đó 63% là nữ và độ tuổi trung bình 37.

Một cửa hàng của Bulgari.

Rất nhiều người khi biết đến thương hiệu Bulgari thường thắc mắc về cách viết tên, lúc thì Bulgari, nhưng có lúc lại là Bvlgari. Thực chất, cả hai đều không sai. Bulgari là cách viết theo ý tưởng ban đầu. Đây cũng là tên họ của người gây dựng nên hãng. Nhưng Bvlgari sau này lại được sử dụng nhiều hơn.

Chữ “V” xuất hiện khi một người thợ gốc La Mã được phân công làm biển hiệu cho cửa hàng. Anh này đã sử dụng chữ “V” thay vì chữ “U” như cách dùng ngôn ngữ hằng ngày của mình. Theo nhiều cách giải thích không chính thức, thì trong bảng chữ cái tiếng Anh có cả hai chữ “U” và “V”, nhưng trong chữ cái La Mã thì chỉ có một, và phát âm tương tự như chữ “U” trong tiếng Anh ngày nay. Vì vậy, viết cả hai chữ “U” hoặc “V” đều không sai.

Về sau, Bulgari cho rằng, sự “sai sót” vô tình này của anh thợ làm biển đã gây được ấn tượng mạnh. Cho dù công ty không có ý nhắc nhở mọi người viết theo tên Bvlgari, nhưng đây lại được coi là cách hữu hiệu nhất để nhận dạng thương hiệu ngày nay.



et cetera